Thuật ngữ “Content is King” đã trở thành tin đồn lan truyền trong cộng đồng online marketers. Mặc dù có khá nhiều tranh luận về tính chính xác của thuật ngữ nhưng quan điểm ở đây content nghĩ là có phần khác với những mảng marketing như mạng xã hội hay SEO – những phần đó chỉ có thể tồn tại nhờ vào content.

Social Content là gì? Content SEO là gì? Chúng là một phần trong chiến lược Content Marketing?

Hãy nghĩ thử xem.

Nếu không có content, SEO sẽ không có gì để tối ưu trong công cụ tìm kiếm. Siêu dữ liệu họ thêm vào các bài đăng là một nỗ lực giúp các robot như Google hay Facebook xử lý dữ liệu phức tạp trong các bài content. Mọi link từ mọi marketer đều chỉ về một content nào đó và từ khóa mà người xem đánh vào công cụ tìm kiếm là một nỗ lực để tìm kiếm content đó.

Mọi email, mọi tweet, mọi landing page và mọi mô tả sản phẩm – tất cả đều là một ví dụ về content marketing, và một trong những cách tốt nhất để mô tả điểm chung của chúng là:


“Content không phải là dạng bài chúng ta viết để được xếp hạng cao hơn hoặc Infographics hoặc những bài viết dài dòng. Content là bất kì thông điệp nào chúng ta dùng để giao tiếp với khách hàng.”

Content là gì? Content là trái tim của mọi hoạt động marketing; chúng ta nói chuyện với khách hàng, với người đọc và những gì chúng ta nói – không kể dạng hình thức nào – đều là content.

Vậy cuối cùng content marketing là gì? Nó khá đơn giản. Content marketing là việc sử dụng content để đạt được mục tiêu marketing cho doanh nghiệp. Nó có thể là giành thêm những khách hàng tiềm năng, duy trì những khách hàng hiện tại, khiến nhiều người nhận thức thương hiệu hoặc sản phẩm của bạn và nhiều mục tiêu khác.

Chúng ta sẽ đi qua những cách hiệu quả và phổ biến nhất để đạt được những mục tiêu đó trong phần còn lại của bài viết.

[wpcs id="2699"]

Cách làm content marketing tạo lợi nhuận cho doanh nghiệp là gì?

Một trong những lí do các công ty chần chừ trong việc phân bố nguồn lực vào content marketing là bởi nó thực sự rất khó để hiểu chính xác về giá trị mang lại từ content marketing. Việc khiến nhiều người nhận thức về doanh nghiệp của bạn nghe hay đấy nhưng kết quả mang lại rất mơ hồ. Trong trường hợp này, sẽ tốt hơn nếu bắt đầu nghĩ về những lợi ích content marketing có thể mang lại. Hãy bắt đầu với lợi ích vô hình (dù cũng không kém phần quan trọng):

Những lợi ích vô hình

1. Độ nhận diện thương hiệu mạnh mẽ

Hãy tưởng tượng cuộc nói chuyện giữa 2 người xem sau đây:

Tạo content sẽ cho khách hàng có điều để nói đến bạn. Khi họ nói đến bạn, họ đang giáo dục nhau về công ty của bạn, truyền lời khuyên và links trong quá trình đó. Những nhận thức về doanh nghiệp này chính là cục vàng trong marketing.

2. Sự kính trọng và ngưỡng mộ trong ngành

“Tôi thực sự hoài nghi về những gì tôi nghe được về hiệu suất viết mới nhất nhất nhưng Havard Business Review mới công bố bài viết xác nhận rằng nó thực sự hiệu quả nên tôi nghĩ mình sẽ thử một lần xem sao.”

Sự tôn trọng và ngưỡng mộ từ người xem sẽ cần thời gian để xây dựng bởi họ cần niềm tin. Một khi bạn đã chứng minh kiến thức của mình, thậm chí quan trọng hơn là tính chân thực, bạn có thể nguồn sáng mà mọi người sẽ tìm đến khi những người khác chỉ đơn thuần mang đến những nội dung mơ hồ. Những trang không quan tâm chút nào về chất lượng – đôi khi được gọi là content factories – thường đưa ra những lời khuyên tồi và gây nhầm lẫn, khiến người đọc vò đầu và suy nghĩ liệu họ nên tin ai. Bạn nên là người để người đọc tin tưởng. Sự tin tưởng bạn thu được sẽ chuyển sang sản phẩm và dịch vụ của bạn, khiến khách hàng dễ dàng lựa chọn bạn hơn so với đối thủ.

3. Chuyển đổi khách hàng gián tiếp

“Bài đăng này thật hấp dẫn; tôi thậm chí còn chưa từng nghe về công ty này trước đây. Huh; họ làm về công cụ phần mềm máy tính? Tôi tự hỏi nó là gì nhỉ?

Nếu bạn đang tạo content mà tập trung vào những khách hàng tiềm năng, bạn đang rút ngắn khoảng cách của họ với sản phẩm của bạn, tăng khả năng họ sẽ ra quyết định mua sắm trong tương lai. Điều này luôn đúng ngay cả khi content của bạn có nhắc đến sản phẩm bạn bán hay không.

4. Điều phối nhóm

“Hey, liệu anh có thể giúp tôi tạo vài quảng cáo trên mạng xã hội về đống content tôi mới viết được không?”

“Tôi nghĩ đây là lần đầu tiên chúng ta cùng nhau làm một dự án đấy.”

Content marketing là cơ sở mà từ đó toàn bộ chiến dịch marketing được xây dựng nên. Tạo content cho phép bạn – những content marketer – một cơ hội tuyệt với để cộng tác với team mà bạn không có nhiều cơ hội giao tiếp thường xuyên. Bạn có thể làm việc với design/UX để tạo những hình minh họa bắt mắt. Bạn có thể làm việc với engineer để đảm bảo content của bạn xuất hiện trực tuyến một cách như ý. Bạn có thể làm với team cộng đồng và mạng xã hội để đảm bảo content xuất sắc của bạn được quảng bá hiệu quả và tất cả đó mới chỉ là bắt đầu thôi.

Ngoài ra còn có một vài lợi ích mà có kết quả hữu hình và dễ dàng đo đếm được:

Những lợi ích hữu hình

1. Site traffic (lượng truy cập trang web)

Traffic (lượng truy cập) có lẽ là lợi ích hiển nhiên nhất, nhưng nó cũng là quan trọng nhất. Tạo ra một content tốt sẽ khiến nhiều người truy cập trang web của bạn, nơi họ sẽ tìm thấy thông tin về công ty và sản phẩm/dịch vụ của bạn.

2. Tăng SEO

Những cách mà content mang lại lợi ích cho SEO là quá nhiều để có thể kể hết ở đây. Tóm lại, content tốt sẽ thu hút được editorial links – cái sẽ nói với Google rằng bạn quan trọng và có tính xác thực cao. Còn rất nhiều lợi ích khác nhưng rút ngắn lại: không có content, đâu sẽ là cái để tận dụng trên công cụ tìm kiếm?

3. Chuyển đổi khách hàng trực tiếp

Thật sự những mô tả sản phẩm tốt sẽ thuyết phục khách hàng rằng bạn có giá trị riêng biệt để chào hàng họ sẽ tăng lượng khách hàng của bạn lên một cách nhanh chóng.

Vài lời về flywheel marketing

Một điều bạn cần hiểu rõ rằng không có bất kì lợi ích nào sẽ xuất hiện ngay lập tức. Content marketing là một ví dụ tuyệt vời của cái gọi là flywheel marketing: ngay từ đầu, nó đòi hỏi nỗ lực để khiến bánh xe quay. Qua thời gian, động lực của chính bánh quay giảm thiểu nỗ lực yêu cầu để tạo ra kết quả tương tự. Đừng kì vọng kết quả đến ngay ngày mai, nghĩ đến hiện tại bạn cần kiềm chế những kì vọng của ai và đâu là động lực khiến bạn làm việc. Nhưng đừng để bất kì điều gì khiến bạn nghĩ rằng những việc này là vô ích và không có hiệu quả.

Dưới đây là một biểu đồ thú vị minh chứng điều này:

Như bạn có thể thấy từ lời chú thích, có rất nhiều content marketer có tiềm năng thành công nhưng đã rời bỏ quá sớm trước khi những lượt truy cập thực sự bắt đầu. Đừng để bản thân đi vào vết xe đổ đó, hãy kiên trì!

Liệu tôi có thể thành công với content marketing nếu tôi không có ngân sách nhiều và một team lớn?

Tất nhiên là có thể rồi.

Nếu bạn không có nguồn lực để tạo ra những content chất lượng thường xuyên, hãy tập trung vào những content mà được gọi là “evergreen” – những content cần ít thời gian nhưng phục vụ như một tài liệu tham khảo cho một ngành lớn. Một trong những ví dụ điển hình là bài viết Google Algorithm Change History (Lịch sử thay đổi thuật toán trên Google) trên Moz. Content tạo bởi Dr. Peter Meyers mục đích theo dõi những thay đổi đa dạng trên Google, đa phần để phục vụ mục đích của riêng ông. Nhưng khi ông tiếp tục cập nhập, từng chút từng chút một, nó dần trở thành một nguồn đáng tin cậy cho bất kì ai muốn tìm hiểu về sự thay đổi trong kết quả tìm kiếm. Không cần cập nhật thường xuyên, trang web đã thu hút được 1.7 triệu lượt xem kể từ khi nó chính thức ra mắt vào năm 2011.

Thiếu nguồn lực có thể khắc phục được. Nếu bạn không có đủ thời gian và tiền bạc để đào sâu vào mọi content thì hãy tập trung kĩ hơn vào một số content nhất định. Chất lượng sẽ đánh bại số lượng.

Tìm hỗ trợ: Cách để thuyết phục sếp/khách hàng rằng content marketing đáng để đầu tư?

Content có thể là vua, nhưng rất nhiều người tạo content và những người cung cấp content thường gặp khó khăn trong việc chứng minh giá trị của content marketing. Đó là bởi vị dạng content (bài đăng blod, hướng dấn, webinars,…) thường bị bỏ quên trong nhưng cuộc nói chuyện.

Content là thứ giúp người xem tìm thấy bạn. Content cũng chính là thứ khiến khách hàng yêu quý bạn thêm vậy nhưng những discovery-level content thường không phải là điểm tiếp xúc cuối cùng trước những đợt sale lớn. Có rất nhiều tầng content trước đó.

Chính bởi nó không phải điểm tiếp xúc cuối cùng và có những giá trị vô hình, nó rất khó để tiếp cận được với khách hàng và các nhà quản lý khi hỏi về nguồn lực cho content marketing. Dưới đây là một số tips để bạn khắc phục vấn đề này.

1. Giáo dục

Nếu người ra quyết định của bạn không biết content marketing là gì và không hiểu được giá trị của nó, việc thuyết phục họ sẽ thực sự khó. Hãy mở mang họ về những lợi ích của content marketing bao gồm:

  • Xây dựng tập người xem trung thành
  • Tạo những trải nghiệm liên tục (consistent experience)
  • Tạo nên flywheel marketing giúp giảm nỗ lực marketing trong tương lai

Hãy đảm bảo nói chuyện thẳng thắn về kết quả mà họ mong muốn từ content marketing. Xây dựng thương hiệu? – Check. Hỗ trợ nỗ lực mạng xã hội – Check. Tăng người xem – Check. Vì đa số content marketing nằm ở phần tạo nhận thức trong phễu marketing, nó sẽ không thực tế khi kì vọng khách hàng sẽ đổ xô mua sản phẩm chỉ sau khi đọc một bài bài đăng.

Một trong những khó khăn mà bạn phải đối mặt nhiều nhất khi thuyết phục khách hàng hoặc sếp là rằng họ sợ ngành hàng của họ không đủ hấp dẫn đối với content marketing. Điều này hoàn toàn không đúng – bất kì điều gì cũng hấp dẫn nếu nó được chuẩn bị tốt và được đưa đến đúng người. Thách thức của bạn ở đây là tìm ra cách chứng minh cách làm content marketing cho những ngành nhàm chán.

2. Làm rõ về lợi tức hoàn vốn đầu tư (ROI)

Nằm ở đầu trong phễu marketing không có nghĩ là bất khả thi để chứng minh giá trị của content. Nó có nghĩa bạn cần xây dựng một model phức tạp hơn để hiểu và đưa ra cách content thực sự đóng góp vào doanh thu. Những model này có thể cung cấp một cách ước tính tốt về giá trị của content của bạn.

Để đảm bảo content của bạn nhận được nguồn đầu tư xứng đáng, hãy sử dụng multichannel tracking  hay còn được gọi là atrribution modeling. Đó là một cách thiết lập nền tảng phân tích để phân bố từng phần của mỗi chuyển đổi cho từng kênh được khách hàng tiếp xúc. Ví dụ, ở Moz, chúng tôi thấy rằng mối quan hệ trung bình là có từ 7-8 điểm tiếp xúc khách hàng trước khi chuyển đổi.

Vậy nên nếu khách hàng lần đầu vào trang của bạn trên kênh mạng xã hội thì kênh đó sẽ nhận được một khoản đầu tư tương xứng với số tiền được chia sẻ khi chốt sale. Nếu họ cũng đọc những bài đăng blog thì trang blog cũng nhận được khoản tiền. Và tương tự như vậy.

Bạn cũng có thể sử dụng một trong những GA’s built-in attribution model để hiểu chính xác cách phân bố tiền vào đâu.

Chúng tôi sẽ đi sâu vào chi tiết ở mục phân tích trong chuỗi bài đăng hướng dẫn này; hiện tại bạn có thể hiểu cách để đưa ra những số liệu minh chứng giá trị mà những content hiện tại tạo ra.

3. Khoe về thành tích của đối thủ

“Bên công ty kia đang làm điều đó rồi” có vẻ là một câu giải thích tệ hại, nhưng trong trường hợp thể hiện rằng content của đối thủ thực sự thành công và thu lại lợi nhuận có thể minh chứng quan điểm của bạn với những người chưa biết về giá trị của content marketing. Nhưng cứ chuẩn bị tinh thần cho những điều tiếp theo kiểu – “Vậy hãy làm y hệt như thế đi” – chắc chắn đây không phải cách thành công trong content marketing.

Vậy lại quay về câu hỏi ban đâu … Liệu content marketing có phù hợp cho doanh nghiệp của tôi?

Tất nhiên là có. Chắc chắn rồi. Và bạn đang làm đó ở một khía cạnh nào đó. Hãy đọc tiếp để có thể tăng hiệu quả và đạt được những mục tiêu kinh doanh của mình nhé.

[wpcs id="2699"]

 Xu hướng chuyển từ offline sang online đang ngày càng trở nên phổ biến. Thiết kế một website là cách thức giúp doanh nghiệp gia tăng sức cạnh tranh khi bước chân vào lãnh địa online - nơi “ra ngõ đụng phải khách hàng”. Xem chi tiết
CHUYÊN MỤC

BÀI VIẾT MỚI

HTML Snippets Powered By : XYZScripts.com