Marketing là một thứ khá khó có thể định nghĩa. Nó liên quan một chút tới nghiên cứu, một phần về thiết kế và một góc của kinh doanh, nhưng cốt lõi, marketing là bất kỳ hoạt động nào khiến cho việc bán hàng của bạn trở nên dễ dàng hơn. Nó có thể là việc tạo ra các hướng dẫn, chạy quảng cáo trên tivi, sử dụng các phần mềm quản lý quan hệ khách hàng CRM, hay thậm chí sở hữu các trang blog! Tất cả những điều đó tựu lại đều nằm dưới tán che của một chiếc ô lớn mang tên marketing.

Chắc hẳn bạn đã từng nghe người ta dùng những cụm từ như: marketing, quảng cáo (advertising), xây dựng thương hiệu (branding) thay thế lẫn nhau. Nếu thực sự muốn sử dụng marketing để thúc đẩy tăng doanh số bán hàng, trước tiên hãy tìm hiểu rõ sự khác biệt của chúng.

MARKETING

Hãy bắt đầu với marketing vì đây chính là chiếc ô che chắn những hoạt động đang vận hành phía dưới. Những hoạt động này bao gồm cả xây dựng thương hiệu (branding), thông điệp và nội dung hiển thị trực tuyến, truyền thông mạng xã hội (social media), quan hệ công chúng (PR), quảng cáo (advertising), nghiên cứu,… bạn có thể kể ra một loạt các tên, nhưng điểm chung là chúng đều nằm trong marketing.

BRANDING

Xây dựng thương hiệu (branding) ám chỉ những yếu tố hình ảnh của công ty, nhưng nó không chỉ dừng lại ở đó. Làm thương hiệu bao hàm từ những yếu tố cụ thể như biểu tượng doanh nghiệp (logo) cho đến nguyên lý màu sắc hay cách sử dụng logo trên các tài liệu marketing khác nhau – những vị trí mà thường chỉ có những cái tên bóng bẩy như trên websites, danh thiếp hay trên tiêu đề thư.

Tuy vậy, thương hiệu mang hàm ý rộng hơn so với một chiếc logo, đó là việc doanh nghiệp khiến công chúng cảm nhận như thế nào. Cảm xúc của công chúng là trọng tâm chính của xây dựng thương hiệu, cảm xúc về thương hiệu đó có thể xuất phát từ âm nhạc bạn phát ra trong cửa hàng, chiếc ghế bạn chọn trong phòng họp hay những bộ trang phục mà nhân viên của bạn đang mặc.

Nếu bạn là kỹ sư hay nhà nghiên cứu, thì việc bỏ ra năng lượng tinh thần quý báu để nghĩ một cái logo hay chọn một bản nhạc có vẻ rất củ chuối. Nhưng thực tế việc định hình thương hiệu lại chính là một trong những phần quan trọng nhất của sự phát triển và củng cố doanh nghiệp. Tất cả những điều đó đều liên quan tới việc bạn muốn tạo ra cảm xúc như thế nào trong ấn tượng của khách hàng – việc này cực kỳ quan trọng với một doanh nghiệp khởi nghiệp, khi bạn chưa từng tạo ra bất kỳ dấu ấn nào với công chúng.

Một vài người nói rằng: Ôi dào, chỉ là cái logo thôi mà… hãy bảo họ nói điều này với Nike.


Bạn sẽ làm gì với 10,000 đô la tăng cường cho marketing?

Nếu tôi là một công ty mới thành lập trong lĩnh vực định hướng phong cách sống, tôi sẽ dùng số tiền đó cho xây dựng thương hiệu. Một khi biểu tượng có sức sáng tạo mạnh mẽ, tầm nhìn sắc bén đi trước thời đại thì biểu tượng đó sẽ phản chiếu hình ảnh công ty bạn, ấy sẽ là khoản đầu tư siêu lợi nhuận. Bạn sẽ sở hữu danh tiếng thu được từ biểu tượng thương hiệu rất lâu dài.

AMANDA HESSER, nhà sáng lập, Food52

Mất 20 năm để xây dựng danh tiếng nhưng chỉ cần 5 phút để phá hủy nó. Nếu suy nghĩ kỹ về điều đó, hẳn bạn sẽ hành động khác đi.

WARREN BUFFETT

Quan hệ công chúng hay PR là việc đưa thương hiệu ra trước báo chí bao gồm báo giấy, tạp chí và tivi hay thậm chí là hằng hà sa số kênh truyền thông mạng xã hội (social media). Khi làm đúng cách, PR có thể trở nên quyền năng không tưởng. Hãy hỏi Warby Parker, nhà đồng sáng lập Neil Blumenthal.

Chỉ trong vòng 48 giờ sau khi GQ gán cho công ty cái tên “Mắt kính của Netflix” vào năm 2010, trang web bị nhấn chìm trong các đơn đặt hàng kính mắt trị giá 95 đô la, đến nỗi Blumenthal phải tạm ngưng chương trình dùng thử mắt kính tại nhà.

Đó không phải là vấn đề duy nhất, công ty khai trương trang web quá vội vã khi họ còn chưa kịp bổ sung thêm chức năng thông báo “Hết hàng”, do vậy họ đã nhận được một danh sách đặt hàng siêu dài khi trong kho đã hết sạch sản phẩm. Tin xấu hơn là danh sách chờ lên tới 20 nghìn người, còn tin tốt là công ty đạt chỉ tiêu doanh số của năm chỉ trong vòng ba tuần. Đó chính là minh chứng cho thấy sức mạnh của một tên thông điệp trên báo.

PR có thể tạo nên những “lỗi lầm” giá trị kể trên, nhưng nó không có tác dụng với tất cả mọi đối tượng và cần phải thực thi một cách rất khéo léo. Không phải tất cả những cú hích đó đều tạo được kết quả như nhau. PR chỉ là một trong những công cụ marketing, để marketing trở nên có hiệu quả toàn diện, bạn cần có những sự hiện diện trực tuyến và khách hàng tiềm năng đứng phía sau hỗ trợ.

ADVERTISING

Giống như Quan hệ công chúng (PR), quảng cáo (advertising) là cách tiếp cận marketing ngoại vi – gửi những thông điệp ra bên ngoài, nhưng không thông qua góc nhìn của một phóng viên. Thời đại kỹ thuật số, bạn có vô số cơ hội sử dụng không gian quảng bá với chi phí hiệu quả: từ những quảng cáo truyền thống như bảng biển, tivi cho đến Google Adwords – phương pháp quảng cáo tân tiến thông qua truyền thông mạng xã hội.

Tương tự Quan hệ công chúng, quảng cáo quan trọng nhất là làm sao lựa chọn được những địa điểm quảng bá gắn với thị trường mục tiêu.

Quảng cáo trực tuyến nói riêng có thể chi tiết, chính xác đến khó tin, cho phép bạn tập trung vào một nhóm khách hàng cụ thể và thậm chí sâu hơn tới tư duy khách hàng mục tiêu. Một điều quan trọng cần hiểu khi nhắc đến quảng cáo mạng xã hội là: hướng gió cần tương ứng với địa hình. Những gì có hiệu quả trong một tháng không có nghĩa sẽ có ích trong những tháng tiếp sau, do đó việc cập nhật xu hướng biến đổi của mạng xã hội giống như việc làm toàn thời gian chẳng bao giờ ngừng.


KẾT HỢP CÁC PHƯƠNG TIỆN QUẢNG BÁ

Những phương pháp kể trên có thể tồn tại riêng biệt nhưng điều đó rất không nên. Bạn sẽ cần kết hợp một chút của phương pháp này và một chút của phương pháp kia. Quan trọng nhất là, bạn cần một chiến lược marketing tổng quan để làm căn cứ quyết định chi phí và công sức bỏ ra cho mỗi chiến dịch hay ý tưởng quảng bá mới.

Cùng với các mục tiêu to lớn, một trong những nhiệm vụ hàng đầu trong việc tiến hành bất kỳ loại hình marketing nào là việc dành thời gian để phân tích khía cạnh có hiệu quả, những khúc mắc còn tồn tại và làm sao để cải thiện trong các chiến dịch tiếp theo. Nếu bạn không dành thời gian xem xét hay kiểm tra tính hiệu quả sau mỗi chiến dịch, bạn sẽ chẳng thể nào khá hơn.

Cuối cùng, khi marketing là một chiếc ô lớn bao trùm tất cả những phương pháp trên và các loại hình quảng bá khác, thì cán của chiếc dù đó lại chính là việc bán hàng. Tất cả những thông điệp marketing nên kết hợp để tạo nên lời kêu gọi mạnh mẽ để thúc đẩy gia tăng doanh số, gặt hái lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Vậy rốt cuộc chiến thuật và loại hình marketing nào phù hợp với công ty của bạn? Khi đọc xong cuốn sách này, bạn sẽ biết cách kết hợp chúng như thế nào để tạo ra một chiến lược hợp lý, cho dù bạn có một ngân sách lớn hay nhỏ cho marketing đều có thể thành công.

Theo sách: Marketing cho StartUp

Bạn hấn vào hình để tải sách về Miễn phí.
 Website chuyên nghiệp quan trọng thế nào giữa xu thế dịch chuyển kinh doanh ồ ạt sang online? Xem ngay.
WORKSHOP KINH DOANH ĐỘT PHÁ
Làm thế nào để kinh doanh Chủ động, Bền vững & Hiệu quả? Tôi sẽ chia sẻ giải pháp đặc biệt với bạn.
THAM GIA MIỄN PHÍ
Previous
Next

BÀI VIẾT MỚI

HTML Snippets Powered By : XYZScripts.com
Contact Me on Zalo