Nhiều giám đốc xuất sắc đều trưởng thành từ một nhân viên bình thường. Đương nhiên không phải nhân viên nào cũng có tài năng và cơ hội để trở thành người xuất sắc. Đối với đa số nhân viên bình thường, yêu cầu của sếp đối với họ chỉ là trung thành và tận tụy với nghề.

Những nhà quản lí doanh nghiệp luôn hi vọng nhân viên của mình gắn bó với nghề, nhưng không phải người quản lí nào cũng có khái niệm và tiêu chuẩn rõ ràng, đúng đắn về sự yêu nghề của nhân viên. Nhân viên tận tụy với nghề là thế nào? Nên nhận định, đánh giá mức độ gắn bó với nghề của nhân viên như thế nào? Đương nhiên, thái độ hoặc hành vi không gắn bó với nghề của nhân viên thường được thể hiện rõ như sau: Thái độ không nghiêm túc, làm việc đối phó, làm việc không tích cực và chủ động, thiếu tinh thần trách nhiệm, qua loa đại khái, tự do vô nguyên tắc, ý thức chấp hành kỉ luật kém… Những nhân viên như vậy nhất định là người không yêu nghề, gắn bó với nghề. Tuy nhiên một số nhân viên tuân thủ mọi chế độ quy định của công ty, có thái độ nghiêm túc khi làm việc, nhưng thành tích công việc kém, trong thời gian dài không có tiến bộ thì có được gọi là nhân viên gắn bó với nghề, yêu nghề không? Còn có một số nhân viên tính cách tự tin, thích “cạnh tranh” nhưng hiệu quả làm việc cao, thành tích nổi bật thì có được coi là nhân viên yêu nghề không?

Là một nhà quản lí, đầu tiên bạn cần hiểu rõ tiêu chuẩn yêu nghề, gắn bó với nghề, như vậy mới có biện pháp thích hợp để bồi dưỡng tinh thần yêu nghề, yêu việc của nhân viên, tạo ra tập thể nhân viên say mê, nhiệt tình với công việc.

Theo nghiên cứu có liên quan, chúng tôi đánh giá nhân viên yêu nghề ở bốn phương diện sau:

Mức độ hài lòng của nhân viên

Mức độ hài lòng của nhân viên chính là cảm nhận về các yếu tố và sự kì vọng của nhân viên trong công việc, tức là nhu cầu của nhân viên có được đáp ứng hay không. Nói một cách khái quát, nhân viên trong doanh nghiệp rất hài lòng về các phương diện của doanh nghiệp. Nhân viên yêu nghề, gắn bó với nghề cơ bản hài lòng với chế độ tiền lương, tiền thưởng, phúc lợi của doanh nghiệp và không đưa ra yêu cầu cao hơn. Họ cảm thấy khá hài lòng với địa điểm, thời gian, môi trường làm việc của mình, cơ bản không thấy bất mãn với lãnh đạo. Họ cảm thấy doanh nghiệp mà họ đang làm có thể tạo môi trường tốt cho bản thân, giúp bản thân có ưu thế phát triển. Ngoài ra, nhân viên yêu nghề cũng cảm thấy hài lòng, có cảm giác gắn bó và yêu mến doanh nghiệp, cảm thấy vui vì mình là nhân viên của doanh nghiệp.


Trình độ nhận thức

Nhân viên yêu nghề, gắn bó với nghề không chỉ quan tâm đến hạnh phúc và sự hài lòng của bản thân, mà đối với phương hướng, mục tiêu chiến lược của công ty cũng cần tìm hiểu rõ ràng. Họ nhận thức sâu sắc về giá trị của công ty, đồng tình với mục tiêu công ty đặt ra, hơn nữa thúc đẩy mục tiêu đó bằng các cách thức, phương pháp, lịch trình… Nhân viên yêu nghề sẽ thấy giá trị quan của công ty tương đồng với giá trị quan của bản thân, do đó muốn chủ động phát huy giá trị lớn nhất của mình vì công ty.

Trên cơ sở này, nhân viên yêu nghề sẽ thể hiện tinh thần trách nhiệm cao nhất trong công việc, có ý thức tự chủ cao. Cho dù không có người giám sát, nhắc nhở, họ cũng hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc, không những thế còn chủ động phát hiện và giải quyết những vấn đề tồn tại, biết làm việc xuất phát từ lợi ích của công ty, xem xét những vấn đề trong phạm vi vốn không thuộc trách nhiệm công việc của mình.

Mức độ cống hiến

Mức độ cống hiến của nhân viên trên thực tế thể hiện sự đầu tư của nhân viên đó đối với doanh nghiệp trong lĩnh vực tình cảm và công việc thực tế. Những hành động của nhân viên sẽ có ảnh hưởng đến việc kinh doanh của công ty. Khi không có sự biến động nào, doanh nghiệp có đội ngũ nhân viên lành nghề, yêu nghề thì hiệu suất công việc sẽ tăng, sự hài lòng của khách hàng và doanh số bán hàng cũng sẽ tăng lên. Đối với một doanh nghiệp, nhân viên yêu nghề chính là chỉ tiêu doanh thu của doanh nghiệp đó, ví dụ như hiệu quả sản xuất, sự trung thành của khách hàng, tỉ lệ giữ nhân viên ở lại, sự an toàn và giá trị sản lượng… đều có ảnh hưởng rất lớn. Chính vì những nhân viên này tạo ra lợi nhuận ổn định và quan trọng nhất cho doanh nghiệp nên người quản lí mới cần dựa vào họ để thúc đẩy lợi nhuận của doanh nghiệp tăng cao.


Mức độ ổn định

Nhân viên vui vẻ làm việc trong công ty, tích cực cố gắng phục vụ cho công ty là tiêu chuẩn quan trọng đo lòng yêu nghề của nhân viên. Đầu tiên, nhân viên yêu nghề luôn vui vẻ, tự hào khi giới thiệu với người khác về công việc và công ty của mình, vui vẻ quảng cáo về công ty, cuộc sống và công việc hiện tại, thường xuyên nói những lời tốt đẹp về công ty đối với đồng nghiệp, khách hàng quen và khách hàng tiềm năng. Khi công ty tuyển người, họ sẽ vui vẻ giúp công ty tìm một số người thân, bạn bè xung quanh mình. Nếu có người trúng tuyển, họ sẽ vui vẻ nhiệt tình giới thiệu về công ty cho đối phương. Thứ hai, họ có mong muốn mãnh liệt muốn ở trong phòng ban nào đó. Cuối cùng, họ cống hiến hết sức mình cho công ty, không chỉ toàn tâm toàn ý làm việc, mà còn muốn thật sự cố gắng thúc đẩy công ty phát triển, thành công.

Đồng thời, trong quá trình làm việc nếu gặp khó khăn, thách thức, nhân viên yêu nghề sẽ kiên định, tin tưởng “đồng cam cộng khổ” cùng doanh nghiệp. Còn những nhân viên không yêu nghề, yêu việc sẽ chọn cách bỏ đi khi công ty gặp khó khăn.

Bốn đặc điểm trên đã miêu tả toàn diện tinh thần yêu nghề của nhân viên. Người quản lí doanh nghiệp khi đánh giá sự yêu nghề của nhân viên, cần xem xét, đánh giá toàn diện, cố gắng tránh việc chỉ tham khảo một trong những tiêu chuẩn trên mà đã vội vã kết luận nhân viên đó không yêu nghề.

Theo: 12 phương pháp khích lệ nhân viên tiền không làm được

 Website là nhân viên tận tụy, làm việc 24/7.

Nếu có một nhân viên trung thành làm việc 24/7, không đòi tăng lương, không cần nghỉ phép, không chia doanh số, luôn luôn tận tụy chăm sóc khách hàng mọi lúc mọi nơi bất kể ngày đêm thì đó đích thị là website của bạn. Tìm hiểu ngay.
WORKSHOP KINH DOANH ĐỘT PHÁ
Làm thế nào để kinh doanh Chủ động, Bền vững & Hiệu quả? Tôi sẽ chia sẻ giải pháp đặc biệt với bạn.
THAM GIA MIỄN PHÍ
Previous
Next

BÀI VIẾT MỚI

HTML Snippets Powered By : XYZScripts.com
Contact Me on Zalo